Dàn âm thanh akai một thời là tài sản quý giá mà nhiều gia đình khá giả mới có được. Tuy nhiều khi đĩa đĩa quang CD, DVD xuất hiện, đĩa than và băng cối bị thay thế ghì những bộ loa cổ điển, những chiếc đầu cối cũ kỹ, những bộ âm li có từ thời thuộc địa... cũng bị xếp vào xó. Nhưng gần đây, thiết bị này lại “lên ngôi” trở lại và có sức hút lớn.
Một điều dễ thấy là khi dàn âm thanh akai trở lại hấp dẫn nhiều người thì chiếc đầu cối, loa cổ, âm ly cổ và những chiếc đĩa than được giới mê âm thanh analogue săn lùng hàng ngày với mệnh giá hàng ngàn USD. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều người khi muốn sưu tầm mà không đủ điều kiện tài chính. Vì vậy Lâm Hải với nguồn nhập hơn, bán dàn âm thanh akai chất lượng giá cả hợp lý.
Thời điểm đĩa quang xuất hiện cũng là lúc mà vô số bộ âm thanh cổ bị đem bán cho đồng nát, trong khi những dải băng bị tháo bỏ còn mô tơ được tận dụng đổi lấy vài đồng lẻ. Đĩa than lúc này thậm chí đã biến thành thứ đồ lót lồng chim, còn những băng cối bị dỡ ra làm mành sáo.
Phải đến những năm 2000, phong trào chơi nhạc xưa, săn lùng máy Akai mới bắt đầu quay trở lại với một ít người tiên phong trong thú chơi hội đủ các độ khó và phức tạp của nghề sưu tầm. Là người đam mê và có dòng máu nghệ sĩ nhà sưu tầm VGARDEN cũng không nằm ngoài phong trào này thậm chí ông còn là một trong những nhà tiên phong và sưu tầm lâu năm nhưng lại kín tiếng.
ông nhận cái thú chơi và sưu tầm Akai làm cho người ta vô thức bị hấp dẫn và trầm luân không dứt được vì chất "Nghệ" đặc trưng. Đối với nhà sưu tầm VGARDEN, đam mê âm nhạc và thú chơi đồ cổ đều được thỏa mãn khi được sở hữu những bộ Akai như này. Thỉnh thoảng nếu gặp được đồng liêu hay người có cùng đam mê ,ông rất nhiệt tình chia sẻ hay đàm đạo những kinh nghiệm trong quá trình sưu tập , cùng lúc đó sẽ thưởng thức những bài hát xưa qua đầu Akai phát ra những giai điệu có phần cũ kỹ nhưng rất liêu trai, ai mà thích thì sẽ dễ rơi vào trạng thái mê mẩn vì hồn đã thả theo giai điệu mà tìm về thời đại cũ trong miền kí ức.
Với khả năng nghiên cứu, tìm tư liệu trên mạng, các diễn đàn chơi Akai trong và ngoài nước, những người trẻ bây giờ cũng đang dần làm sống lại thế giới nghe ngạc bằng máy Akai.
Bộ dạng với băng từ loằng ngoằng, hai bánh cối to đùng, nút bấm, đèn đóm, đồng hồ loạn xạ…, quả thật nhìn máy hát Akai có vẻ khó sử dụng ngay cả lúc cho băng vào máy. Nhưng khi tiếng nhạc cất lên, âm thanh mộc mạc, phô diễn chất giọng thật của ca sĩ thì những giai điệu ấy làm xốn xang lòng người, nhất là người luôn sống với thời quá vãng. Những quán cà phê của Sài Gòn thập niên 1980 như Thái Sơn – Đồng Khởi, Châu Thạnh – Lý Chính Thắng, Hương – Lê Thị Riêng… từng là một thời để nhớ của những tín đồ mê nhạc xưa phát ra từ chiếc máy Akai cũ kỹ. Những người chơi Akai kỳ cựu khuyên rằng, bắt đầu chơi Akai, nên chọn những dòng máy phổ thông, vừa túi tiền, sau mới phát huy dần kỹ năng và sở thích để nâng cấp các dòng máy phù hợp với nhu cầu. Băng là hàng đầu, sau đến cặp loa, amply, rồi tới máy. Chọn được bộ Akai đồng bộ là tốt nhất, nhưng với trên 100 đời máy của các nhãn hiệu và chủng loại thì công việc này không mấy đơn giản, đòi hỏi phải có lượng kiến thức đáng kể cùng việc tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Các diễn đàn về âm thanh trên mạng như VNAV, hoặc có thể tra cứu “AKAI” trên mạng cũng sẽ tìm được nhiều thông tin phong phú về các đời máy và các hội nhóm sưu tầm Akai. Các điểm cà phê Akai cũng là nơi trao đổi băng nhạc, người chơi có thể tìm đến các địa chỉ này để tìm nghe, trao đổi, chép lại những bản nhạc xưa yêu thích.