Cây Gụ là cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa, có cao 20 - 25m hay hơn, đường kính thân 0,6-0,8m. Lá gụ là lá kép lông chim một lần, lá đài phủ đầy lông nhung. Gỗ gụ có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè.
Gỗ gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ Đậu. Ngoài ra, chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như là gõ giàu; gõ xương, gụ hương, gụ lau và tên gọi thường được dùng nhất là gỗ gõ mật. Gỗ gụ là sản phẩm của việc khai thác xẻ gỗ thành từng khối. Tùy theo mục đích bảo quản; vận chuyển và sử dụng hiện nay thì gụ được liệt kê vào loại cây quý hiếm. Cần được bảo tồn do nạn khai thác chặt phá rừng quá mức và nó được liệt kê vào sách đỏ. Danh sách các loài thực vật cần được bảo tồn trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Gỗ gụ có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như tủ chè, sập. Vỏ cây giàu Tanin, thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong.
Trên thị thường hiện có rất nhiều nơi làm giả loại gỗ cao cấp này, bởi vậy bạn hãy tham khảo một số thông tin về đặc điểm, cách nhận biết sau đây để tránh nhầm lẫn:
Màu sắc: Khi mới khai thác gỗ gụ thường có màu vàng, với gỗ già hoặc để lâu thường cosmafu nâu đỏ, nâu đậm tùy theo độ tuổi của cây.
Độ nặng: Gỗ có tỉ trọng lớn do vậy rất nặng, nặng hơn khá nhiều các loại gỗ thông thường.
Mùi hương: Gỗ có mùi hơi chua tuy nhiên không hăng khi ngửi.
Thớ gỗ thửng, mịn, vân đẹp có hình dáng như hoa đa dạng, bắt mắt
Gỗ bền, dễ đánh bóng, ít cong vênh, không mối mọt
Để nhận biết dễ dàng nhất thì nên mua gỗ dạng thô chưa sơn.
Thực ra không có một tài liệu khoa học nào phân loại gỗ gụ, chủ yếu chúng được gọi với những cái tên khác nhau do nguồn gốc gỗ đến từ những vùng khác nhau là chính như:
Gỗ gụ ta
Là loại gỗ từ rừng Việt Nam, loại này cực kỳ quý hiếm, chủ yếu phân bố tại Quảng Bình. Gỗ gụ ta thường có tâm gỗ mịn hơn gỗ gụ Lào, tâm gỗ Lào nhìn hơi thô do vậy ít được ưa chuộng hơn.
Gỗ gụ Lào
Là loại gỗ có nguồn gốc từ Lào, được nhập về Việt Nam
Gỗ gụ mật
Là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại lào và Gia Lai, chất gỗ có màu nâu đen, khi mới xẻ ra thường có màu vàng nâu tuy nhiên sau thời gian gỗ càng ngày càng thẫm lại. Càng để lâu năm càng thẫm và bóng như màu mật ong để lâu.
Gỗ gụ Nam Phi
Là gỗ từ Nam Phi được nhập khẩu về Việt Nam, về mầu sắc gỗ gụ Nam phi thường có màu từ hồng rất nhạt đến màu nâu đỏ đậm hơn, đôi khi có những vệt màu từ trung bình đến nâu đỏ, màu sắc có xu hướng đậm dần theo tuổi của gỗ.
Kết cấu gỗ từ mịn đến trung bình, vân gỗ thẳng nhưng lồng vào nhau, đôi khi điều đó tạo nên một dải ruy băng đẹp, độ bền gỗ tốt, ít cong vênh co ngót hơn so với gỗ thường.
Gỗ gụ là loại gỗ vô cùng quý hiếm với chất lượng cao cấp hàng đầu, chính vì vậy chất lượng có tốt hay không chắc hẳn không cần bàn tới nữa.
Gỗ gụ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất từ bàn ghế, giường, tủ cho đến cầu thang, nhà sàn,….
Sập gỗ gụ
Trường kỷ gỗ gụ ta
Bàn Khách gỗ gụ
Bàn ăn gỗ gụ
Tuy gỗ gụ là loại gỗ quý hiếm, không sâu mọt tuy nhiên khi sử dụng và bảo quản nếu đúng cách sẽ giúp sản phẩm gỗ gụ được sáng bóng, bắt mắt và trường tồn với thời gian.
Nên lau chùi thường xuyên để gỗ sáng bóng
Không va đập vật sắc nhọn, vật nặng lên bề mặt gỗ
Tránh nơi ẩm thấp